Chứng từ của một giáo dân về sự Quan Phòng của Thiên Chúa
Chứng
từ của một giáo dân
về sự Quan Phòng của Thiên Chúa
Lo toan về kiếm sống sau khi xuất tu
Khi còn theo đuổi thiên
chức linh mục, các chủng sinh luôn luôn phải nghĩ đến việc giữ mình độc thân để
cuộc đời mình hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa, Giáo Hội và tha nhân, và coi
việc giữ mình ấy là nhân đức trinh khiết hay khiết tịnh. Nhưng khi xuất tu để
trở thành một giáo dân, thì việc lập gia đình là một chuyện dường như là dĩ
nhiên. Một khi lập gia đình thì phải có một nghề nghiệp nào đó để kiếm tiền nuôi
bản thân và gia đình do mình thành lập.
Cũng như bao anh em «tu ra» khác (1), sau khi xuất tu, tôi cũng phải lo kiếm sống và tới một lúc nào đó thì cũng phải lập gia đình. Tôi xuất tu vào năm 1978, nghĩa là sau 1975, nên việc kiếm sống trong xã hội chủ nghĩa thời gian đó không phải dễ dàng. Cũng may nhờ vốn liếng sinh ngữ và kiến thức thu thập được trong chủng viện, tôi trở thành một thầy dạy học tư gia cho một vài gia đình có con em đang học tiểu học hoặc trung học, rồi dạy sinh ngữ Anh và Pháp trong một vài trung tâm sinh ngữ tư nhân do mấy cựu chủng sinh bạn thành lập.
(1) «Tu ra» mà nhiều người gọi tếu là «dân bonaventura».
Thế là tôi được giới thiệu
nghề làm nút chai để người ta đóng vào các chai nước ngọt hay chai bia. Thời
gian đó, số người Việt làm nghề này rất ít, và nếu thành công thì có thể nuôi
sống gia đình một cách dễ dàng và dư giả. Với nghề này, tôi hy vọng có thể lo
việc làm cho một hai đứa em của mình đang tìm việc làm. Nhưng vấn đề gặp phải
là vốn, nguyên liệu, kỹ thuật và tiêu thụ, do mới vào nghề nên tôi gặp đủ mọi
khó khăn. Làm nghề này chưa được một năm, khi gặp khó khăn hay bế tắc, thay vì
trung thành với nghề và kiên nhẫn tìm cách giải quyết, thì tôi lại đổi nghề. Tôi
đổi nghề dễ dàng vì tôi tương đối rất thông minh, lại chịu khó nghiên cứu sách
vở, tham khảo những người giỏi kỹ thuật, và được người này người kia giới thiệu
nghề. Vì thế, hết làm nút chai, tôi chuyển qua làm nước ngọt, làm rượu Rivalet (2),
rồi làm tàu hũ, làm xà bông, có khi làm hai nghề một lúc. Nhưng nghề nào cũng
đều có những khó khăn của nó. Sau 2 năm loay hoay đủ nghề, tới năm 1985, khi
chuyển sang nghề làm xà bông thì tôi bị Ủy ban Nhân dân phường cho công an đến
xét nhà, tịch thu mọi dụng cụ, sản phẩm, lập biên bản, và kết tội kinh doanh
trái phép, do không «đăng ký» hay xin
phép chính quyền để hành nghề.
(2) Rượu Rivalet: đương nhiên lúc ấy là hàng nhái, người tiêu dùng cũng đều biết đó là hàng nhái.
Quá mệt mỏi vì thất bại
trong chuyện nghề nghiệp kiếm sống, tôi bắt đầu nghĩ vẩn vơ rằng có thể mình đã
chọn sai con đường khi vì không chấp nhận được một số tín điều trong Giáo Hội
nên đã bỏ con đường tiến tới chức linh mục. Phải chăng vì thế mà mình làm cái
gì cũng thất bại!? Do đó, khi cầu nguyện, tôi xin Chúa soi sáng, hoặc cho tôi
một dấu hiệu để tôi biết mình suy nghĩ đúng hay sai, thì Chúa đã cho tôi một
dấu hiệu. Sự việc khá dài dòng, tôi xin kể lại như sau:
Khi tôi còn là chủng sinh, có một số điều trong giáo lý hay thần học đang được giảng dạy trong chủng viện thời ấy mà tôi khó chấp nhận, chẳng hạn như tín điều về tính đời đời của hoả ngục (theo đó Thiên Chúa công bằng và yêu thương con người vô hạn lại có thể phạt tội lỗi hữu hạn của con người bằng một hình phạt vô hạn và vô cùng khủng khiếp), hay như lập trường «Extra ecclesiam nulla salus – ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ», nói khác đi, những ai không theo Kitô giáo thì không được cứu rỗi, nghĩa là sẽ phải sa hoả ngục đời đời (lúc đó tôi chưa biết đến lập trường của Công đồng Vatican II), và còn một số vấn đề thần học và triết học khác nữa... Tôi đã trình bày những điều tôi không tin nổi này với một linh mục dạy thần học trong chủng viện và với một người bạn cùng chủng viện tương đối có suy tư thâm trầm, nhưng những lý luận của họ không thuyết phục tôi. Chính vì thế, tôi quyết định từ bỏ con đường linh mục, vì tôi cảm thấy không thoải mái khi rao giảng những điều tôi không xác tín. Ra khỏi chủng viện, điều tôi canh cánh trong lòng là muốn tìm hiểu xem các tôn giáo khác giải quyết ra sao những vấn đề triết lý về hữu thể luận, vũ trụ luận, cánh chung luận, v.v... Nói chung là tôi rất thao thức về vấn đề chân lý mà tôi chưa thoả mãn trong lập trường của Giáo Hội Công giáo, nên tôi muốn tìm hiểu xem các tôn giáo khác giải quyết thế nào (3).
(3) Trong
việc tìm hiểu các tôn giáo khác, tôi chủ trương tìm hiểu theo kiểu hành giả chứ
không theo kiểu học giả. Tìm hiểu theo kiểu hành giả là vừa tìm hiểu triết lý
hay giáo thuyết của tôn giáo ấy vừa thật sự sống chính giáo thuyết ấy. Khó có
thể thật sự hiểu được một tôn giáo chỉ bằng cách đọc sách, trao đổi, tranh luận
mà không thật sự sống đúng theo tinh thần của tôn giáo ấy. Nếu thần học Kitô
giáo được xây dựng trên triết lý Tây Phương, thì các tôn giáo khác, vốn xuất phát
từ Á Châu, được xây dựng trên triết lý Đông Phương, nên muốn tìm hiểu các tôn
giáo ấy thì cũng phải thấm nhuần triết Đông. Vì thế, trong việc đi tìm chân lý
để sống, tôi đã dành hàng chục năm để tìm hiểu Triết Đông, Triết Ấn, Triết Lão
Trang, rồi Ấn giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, cả đạo Tin Lành song song với
việc đọc Kinh thánh.
Bị ho lao và khỏi bệnh cách thần kỳ
Trong thời gian hành nghề
làm nút chai thì tôi nhiễm bệnh ho lao và phải điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch (4).
Nhưng vì bệnh viện buộc tôi phải đến bệnh viện mỗi ngày để chích trụ sinh
Streptomycine, khiến cơ thể tôi thường choáng váng như người say rượu, không
làm ăn gì được, nên sau một tuần chích thuốc, không chịu nổi, tôi bèn không đến
bệnh viện nữa và tìm cách chữa trị khác, nhưng không hiệu quả. Vì thế, một thời
gian sau, bệnh tôi chuyển qua giai đoạn 2 nặng hơn. Lần này, bệnh viện cho tôi
uống thuốc Rifadin kết hợp với Rimactazid, một thời gian sau, bệnh lao tôi khỏi
hẳn. Tuy nhiên, khỏi được chừng hai năm thì tôi bị lao trở lại, nghĩa là bệnh
tới thời kỳ thứ ba, mà tôi đoán rằng bệnh viện Phạm Ngọc Thạch không còn thuốc
chữa.
(4) Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tại số 120 Hồng Bàng, phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh, chuyện trị các loại bệnh lao.
Một buổi tối vào năm 1985,
tôi chán ngán vì làm ăn đủ nghề bị thất bại và lo lắng vì bệnh lao lại tái phát
đến thời kỳ thứ ba, không biết bệnh viện thời ấy có chữa trị được không. Tối
hôm đó, trong lúc bà xã tôi đi vắng, trong nhà chỉ có một mình tôi, thì tôi ho
ra một miệng đầy máu. Tôi biết đó là máu vì có vị mặn. Người tôi lúc đó mệt lả
và có cảm tưởng là chết tới nơi. Bình thường tôi không lo nghĩ gì về việc tôi
không đồng lập trường với Giáo Hội trong một số tín điều, vì tôi luôn tin rằng
mình đúng. Nhưng trước cái chết kề cận, tôi đâm ra hơi lo, và nghi ngờ rằng coi
chừng mình sai. Lúc đó tôi cầu nguyện với Chúa rằng, nếu tôi sai, thì tôi sẵn
sàng chết, và khi biết mình sẽ chết, tôi sẵn sàng thay đổi lập trường đã có của
tôi về đức tin, nghĩa là tôi sẵn sàng tin như Giáo Hội định tín, đồng thời xin
Chúa tha thứ cho sự sai lầm của mình. Còn nếu tôi đúng, thì xin Chúa cho tôi
sống, và nếu như thế thì tôi biết rằng mình đã suy nghĩ đúng. Tôi nguyện như
vậy xong và an tâm phó thác sự sống trong tay Chúa, thì khoảng nửa tiếng sau,
tôi cảm thấy khoẻ lại, và sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi cảm thấy mình khoẻ
hẳn và dường như hết bệnh luôn (5).
Tôi coi đây là một phép lạ Chúa dùng để xác nhận những gì tôi suy nghĩ là đúng.
Từ đó tôi rất an tâm về những suy nghĩ của mình dù khác với một vài định tín
của Giáo Hội.
(5) Bệnh lao phổi của tôi khỏi luôn từ đó cho đến tháng 5 năm 2007, nghĩa là khoảng 20 năm sau, khi tôi đang du lịch bên Canada thì bệnh lao của tôi trở lại, khiến tôi phải điều trị tại Canada 6 tháng trước khi về lại Hoa Kỳ.
Quyết định thử nghiệm câu Kinh thánh
Matthêu 6,33
Trở lại việc thất bại của
tôi trong việc làm ăn, tôi bèn nghĩ tới những câu Kinh Thánh trong Mátthêu đoạn
6, từ câu 25 đến 34 nói về việc đừng lo ăn gì mặc gì, mà «hãy lo tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài trước đã, còn mọi
sự khác Ngài sẽ ban cho sau» (câu 33). Khi học môn triết sử tại Giáo Hoàng
Học Viện ở Đà Lạt, tôi rất thích thú với triết lý của Descartes. Với tinh thần
của triết lý này là «chỉ tin sau khi đã
chứng minh», tôi quyết định thí nghiệm xem lời Chúa Giêsu nói ấy đúng thế
nào. Để thí nghiệm, tôi chia câu Thánh Kinh nói trên thành hai phần, ứng với
một «hợp đồng». Bên A là tôi, có
nhiệm vụ «lo tìm Nước Thiên Chúa và sự
công chính của Ngài trước đã». Và bên B là Chúa, sẽ thực hiện phần «còn mọi sự khác Ngài sẽ ban cho sau».
Với tinh thần khoa học thực nghiệm của tôi, để cuộc thí nghiệm thật nghiêm túc
hầu kết quả thật sự đáng tin, tôi quyết tâm sẽ sống triệt để phần 1 là «lo tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của
Ngài trước đã». Nếu tôi đã triệt để sống phần 1 mà tôi thấy Chúa không lo
gì cho tôi, chắc chắn tôi sẽ không còn tin vào câu nói trên của Chúa nữa, và sẽ
tiếp tục tìm nghề khác, đồng thời sẽ coi câu Kinh thánh trên là điều không thực
tế. Nhưng rất may, câu Chúa Giêsu nói trên, Thiên Chúa đã thực hiện đúng như
Ngài nói, nhờ đó tôi tin vững chắc vào Lời Ngài hơn.
Ban đầu, tôi dự định thí
nghiệm câu nói trên trong 3 tháng, nếu thấy câu trên không đúng, tôi sẽ không
tin nữa, và sẽ tiếp tục lo làm ăn trở lại. Nhưng 3 tháng đầu, lời Chúa nói đều
đúng, tuy nhiên tôi vẫn chưa đủ tin vì biết đâu đó chỉ là ngẫu nhiên. Tôi thử
thêm 3 tháng nữa, Lời Chúa vẫn đúng, khiến tôi tin hơn, nhưng vẫn còn nghi ngờ.
Thế là tôi thử thêm 6 tháng nữa là một năm. Lời Chúa vẫn luôn luôn đúng. Cứ thế
cho đến nay (tức gần cuối năm 2021), đã 36 năm, tôi chứng nghiệm rằng Lời Chúa
nói trên – tức câu Mt 6,33 – không bao giờ sai.
Cuộc thử nghiệm: thực hiện nghiêm chỉnh
hợp đồng với Chúa
Vì thế, khi quyết định «lo tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài trước đã», tôi quyết định tìm hiểu chân lý trong các tôn giáo khác, xem những tôn giáo ấy giải quyết những thắc mắc của tôi thế nào, và coi việc tìm chân lý là cách tôi «tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài». Khi cầu nguyện, tôi dâng quyết định ấy cho Chúa đồng thời xin Chúa quan phòng tạo điều kiện để tôi có thể dành toàn thì giờ và tâm trí cho việc tìm hiểu các tôn giáo khác cùng với triết lý của họ, song song với việc đọc Kinh Thánh để đối chiếu, so sánh. Như vậy, trong «hợp đồng», phần tôi (bên A), tôi sẽ dành toàn tâm toàn trí để tìm chân lý qua Thánh Kinh và qua các tôn giáo khác, và để làm tông đồ, vì tông đồ vốn là lý tưởng tôi theo đuổi khi còn là tu sĩ và cả khi sống đời giáo dân như hiện nay (6).
(6) Tôi
không cho chức linh mục là một lý tưởng, mà linh mục chỉ là một phương thế tốt để
thực hiện lý tưởng tông đồ mà thôi. Tốt thế nào còn tuỳ thuộc vào người thực
hiện lý tưởng hơn vào phương thế thực hiện. Do đó, sau khi từ bỏ con đường tiến
tới linh mục vào năm 1978, thì cho tới nay, tôi vẫn giữ vững và thực hiện lý
tưởng tông đồ trong đời sống giáo dân của tôi. Và tôi đã dành khá nhiều tâm
huyết và thì giờ cho công việc tông đồ của tôi.
Phần Chúa (bên B), tôi xin Chúa lo đời sống vật chất cho tôi và gia đình để tôi
không phải quá lo chuyện kiếm tiền sinh sống, như Chúa đã hứa qua câu Kinh
thánh Matthêu nói trên. Tôi không cần giàu sang mà chỉ cần đủ sống thôi. Nếu
Chúa muốn tôi làm việc gì để kiếm tiền, thì tôi xin Chúa dùng cách nào đó để đem
việc đến cho tôi, chứ tôi sẽ không đi tìm việc nữa. Song song với việc tìm hiểu
các tôn giáo và triết Đông, tôi cũng giúp Giáo Hội bằng việc phụ trách ca đoàn
tại một hai giáo xứ, dạy giáo lý theo quan điểm của Giáo Hội (7),
tham gia Ban Mục vụ Gia đình tại Nhà thờ Chính Toà (8),
làm huynh trưởng trong các hội đoàn Công giáo như Couples For Christ (tức Gia
Đình Cùng Theo Chúa) (9),
Kolping (tức Khôi Bình) (10),
viết nhiều bài chia sẻ Lời Chúa hay viết về đời sống tâm linh, v.v... (11)
(7) Khi
dạy giáo lý, khi làm huynh trưởng trong các hội đoàn hay dạy triết trong các tu
viện, tôi luôn luôn trình bày mọi sự theo quan điểm của Giáo Hội, mặc dù trong
tư tưởng, tôi vẫn tự do suy nghĩ theo lương tri của tôi vốn khác với quan điểm
của Giáo Hội trong một số vấn đề.
(8) Thời
Linh mục Huỳnh Công Minh và Linh mục Nguyễn Văn Khảm quản nhiệm Nhà Thờ Chính
Toà, một số anh em «tu ra» được mời
gọi thành lập Ban Mục Vụ Gia Đình cho giáo xứ. Ban này có một văn phòng riêng
tại nhà xứ. Ban Mục Vụ Gia đình phụ trách việc tư vấn về gia đình, tham gia dạy
giáo lý trong các Khoá Dự Bị Hôn Nhân do giáo xứ Chính Toà tổ chức (và cũng
tham gia dạy giáo lý hôn nhân tại một số giáo xứ khác khi được mời), v.v...
(9) Couples
For Christ (Gia Đình Cùng Theo Chúa // Các Cặp Gia Đình Sống Cho Đức Kitô) là
một phong trào (movement) nhằm canh tân và củng cố đời sống gia đình Kitô hữu.
Được thành lập ở Manila năm 1981 từ một nhóm 16 cặp vợ chồng Kitô hữu muốn sống
Tin Mừng và loan báo Tin Mừng cho các cặp vợ chồng khác bằng cách qui tụ họ lại
với nhau tại tư gia. Ngày 25/4/2005, Phong trào được Tòa thánh chính thức công
nhận là một hiệp hội giáo dân được phép hoạt động trong toàn Hội thánh. Vợ
chồng tôi là một trong 4 cặp đầu tiên tại Việt Nam tham gia Phong trào này cùng
với các cặp Tạ Đình Vui, Đỗ Văn Lộc, Nguyễn Hùng Cường. Sau đó, 4 cặp này đã
đến các giáo phận để phổ biến và thành lập các nhóm gia đình theo linh đạo này.
(10) Hội Kolping (Hội Khôi Bình) là một
hiệp hội Công giáo được thành lập tại Đức năm 1849 do linh mục Adolph Kolping
(được Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong chân phước năm 1991). Mục đích của Hội
nhằm thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và gia đình. Linh đạo này được Linh mục
Robert Henrich đem đến Việt
(11) Điển hình như trang https://1234chiase.blogspot.com/; http://nguyenchinhket0.blogspot.com/2008/02/cac-bai-viet-tam-linh-ton-giao.html; https://www.youtube.com/playlist?list=PLV5k4sBhQLw5lOD3zUW35x-n9Aw6wUmo- .
Mục đích của bài viết: làm chứng
về sự quan phòng của Thiên Chúa
Mục đích của tôi khi viết những giòng này không phải để trình bày những hoạt động tông đồ của mình, hay kết quả của việc tìm hiểu chân lý trong các tôn giáo khác, mà để làm chứng về sự quan phòng của Thiên Chúa trong đời sống của một giáo dân một khi quyết tâm dành cuộc đời cho việc tìm chân lý và việc «thi hành ý muốn của Cha Trên Trời» (x. Mt 7,21) mà tôi cho là quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của tôi.
Có thể nói một cách tổng
quát là sau khi đã quyết tâm ưu tiên cho việc «tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài», tôi hoàn toàn phó
thác đời sống của tôi cho sự quan phòng của Thiên Chúa, trước hết là để chứng
nghiệm phần còn lại của câu Kinh thánh Matthêu 6,33: «còn mọi sự khác Ngài sẽ ban cho sau», và sau là để định hướng cho
đời sống tâm linh của tôi.
Lời Chúa ứng nghiệm lạ lùng:
Lời Chúa không sai
Sau quyết định nói trên,
tôi triệt để sống phần thứ nhất của câu Kinh thánh nói trên, thì quả thật,
Thiên Chúa luôn luôn thực hiện phần còn lại của câu Kinh thánh ấy. Thật vậy, từ
đó về sau, tới nay là đã 36 năm (từ 1985 đến 2021), khi tôi dành hết tâm trí để
tìm hiểu chân lý và ưu tiên cho việc thi hành thánh ý Thiên Chúa, thì Thiên
Chúa đã không bao giờ để tôi phải quá lo cho việc sinh kế của mình và gia đình.
Thiên Chúa luôn luôn bằng cách này hay cách khác, nghĩa là bằng đủ mọi cách,
tạo điều kiện để tôi có tiền nuôi sống gia đình và thực hiện thánh ý của Ngài.
Từ đó đến nay, tôi luôn luôn có việc làm để sinh sống, mặc dù tôi không hề phải
xin việc làm ở bất cứ nơi đâu. Nói như thế, chắc hẳn nhiều người không tin, vì
thế tôi xin kể cụ thể một số trường hợp điển hình Thiên Chúa đã thực hiện thế
nào phần của Ngài trong «hợp đồng»
giữa Ngài và tôi. Những việc tôi kể dưới đây liên quan đến nhiều người, và những
người này có thể làm chứng cho những điều tôi kể.
Chứng
từ đầu tiên: tiền đến từ anh Trần Văn Ngọc
Vào năm 1985, ngay sau khi quyết định «tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài trước đã», thì mấy ngày sau, anh Trần Văn Ngọc (12), người cùng chủng viện Sàigòn với tôi nhưng trên tôi 2 lớp, thời gian ấy anh đang kinh doanh làm sơn chống hà ở Bà Rịa, đến thăm tôi. Anh hỏi tôi có biết ở đâu bán đồng vụn thì giới thiệu để anh mua với số lượng lớn cho công việc sản xuất của anh (13). Hiện anh đang phải mua ở một chỗ với giá khá cao mà đồng không được tốt lắm. Thế là bà xã tôi liền dẫn anh Ngọc đến một vựa ve chai rất lớn của dì ruột bà xã tôi ở đường Trần Bình Trọng, Quận 5, gần nhà tôi. Tại đây, mỗi tuần anh mua hàng trăm kilô đồng với giá rẻ hơn chỗ kia khá nhiều, mà đồng cũng tốt hơn, tinh tuyền hơn. Thế là anh chia cho vợ chồng tôi phân nửa số tiền chênh lệch giữa giá đồng ở hai nơi anh mua. Cứ như thế, gia đình tôi, gồm hai vợ chồng và đứa con gái mới sinh năm 1984, có đủ tiền để sống khoảng hai năm mà không phải kiếm tiền ở nơi nào khác. Nhờ đó tôi có thì giờ và điều kiện để tìm hiểu các tôn giáo khác và làm những việc tông đồ giúp Giáo Hội. Lúc đó, tôi đang giúp cho một ca đoàn tại giáo họ Cao Đạt, thuộc giáo xứ Chợ Quán, do Linh mục Hoàng Trung dòng Xitô Châu Sơn đảm nhiệm. Tôi đã làm ca trưởng tại đây từ năm 1978, sau khi tôi xuất tu (14).
(12) Anh
Trần Văn Ngọc, gia đình ở Thị Nghè, lớp Ex Luro 1963, hiện đang định cư tại Úc.
(13) Anh
Ngọc làm sơn chống hà bằng cách dùng đồng để chế tạo sulfat đồng pha với sơn.
Con hà, thường bám vào thuyền và đục thủng thuyền, nếu thuyền được sơn bằng sơn
có sulfat đồng, thì con hà bám vào thuyền sẽ chết.
(14) Chính anh Nguyễn Trí Dũng (Lớp Ex
Luro) giới thiệu tôi về ca đoàn này để làm ca trưởng thay cho anh, vì anh còn
làm ca trưởng ở một vài xứ khác. Sau tôi là anh Nguyễn Văn Hưng (sau làm linh
mục tại giáo xứ Hà Nội, Hố Nai, nhưng đã qua đời).
Chứng
từ thứ hai: nghề bán bút bi
Trong thời gian gia đình tôi sống bằng tiền của anh Ngọc, thì có một người hàng xóm là anh Út, một cựu sĩ quan quân lực VNCH đi tù cải tạo về, anh nhờ tôi giúp làm đơn để đi Hoa Kỳ theo diện HO vì anh không giỏi tiếng Anh. Tôi đã sốt sắng giúp anh một cách hoàn toàn vì tình hàng xóm. Vì thế, trước khi rời Việt Nam sang Mỹ (15), anh mời tôi qua nhà anh, ngỏ ý muốn nhường cho tôi nghề bán bút bi, nghề đã từng nuôi sống gia đình anh mấy năm qua, kể từ khi anh đi tù cải tạo về. Tôi nhận lời vì cho rằng chính Thiên Chúa muốn đem việc làm ấy đến cho tôi. Thời điểm này cũng là thời điểm anh Ngọc không còn làm sơn chống hà nữa, nên số tiền tôi nhận được từ anh Ngọc cũng chấm dứt. Thế là gia đình tôi tiếp tục sống bằng nghề bán viết bi. Anh Út giới thiệu cho tôi những nơi sản xuất bút bi để tôi đặt hàng, và giới thiệu những cửa hàng nhận mua những bút bi mà tôi sẽ đến giao. Với nghề này, tôi lại nuôi gia đình thêm được một vài năm nữa.
(15) Hiện
nay, gia đình anh Út (tôi không biết tên đầy đủ) đang sống tại
Chứng
từ thứ ba: nghề dịch sách
và dạy triết cho các tu viện
Khi nghề bán viết bi bắt
đầu trở nên khó khăn, thì lúc ấy Linh mục Nguyễn Thái Hợp (16)
đem về Việt Nam một số sách thần học của thế giới thứ ba (Les théologies du
Tier Monde) trong đó chủ yếu là thần học Á châu để nhờ một số anh em cựu chủng
sinh Giáo Hoàng Học Viện đang sống tại Sàigòn dịch hầu phổ biến tại Việt
(16) Linh mục Nguyễn Thái Hợp, một giáo sư thần học tại Peru Nam Mỹ, lúc ấy đang hợp tác với nhà thần học Gustavo Gutiérrez, một linh mục dòng Đaminh ở Pêru. Năm 2004, cha trở về Việt Nam làm giám đốc học vụ cho tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, rồi năm 2010 trở thành Giám mục giáo phận Vinh, và năm 2018 trở thành Giám mục đầu tiên của giáo phận Hà Tĩnh mới được thành lập.
Một vài linh mục khác biết
tôi dịch sách cũng nhờ tôi dịch những sách tôn giáo để in ra hầu phổ biến cho
các dòng tu hoặc bán tại những tiệm sách Công giáo. Chính nhờ dịch những sách
thần học và tôn giáo mà tôi có được những kiến thức khá sâu rộng về triết lý và
thần học Kitô giáo Á Châu. Rồi nhờ những kiến thức ấy cộng với những suy tư
riêng của tôi, cộng thêm với những kiến thức tôi có được khi tìm hiểu các tôn
giáo khác, mà tôi viết được nhiều bài viết và một số sách liên quan đến thần
học, triết lý, linh đạo và cả các tôn giáo khác. Và cũng nhờ những bài viết và
những sách tôi viết ấy mà tôi được một số nhà dòng hay tu viện mời tôi dạy
triết. Khởi đầu tôi được Linh mục Trần Minh Thái, dòng Xitô Phước Lý có trụ sở
ở đường Trần Bình Trọng, Quận 5, mời dạy tại trụ sở một số môn triết cho khoảng
15 thầy. Từ đó, những tu viện khác cũng mời tôi dạy như dòng Thiên Phước, dòng
Thánh Thể, Dòng Đức Mẹ Người Nghèo ở Thủ Đức… Thù lao các tu viện trả cho tôi
hầu như cũng tương đương với thù lao của các giáo sư tại các trường đại học của
nhà nước lúc ấy.
Chứng nghiệm cụ thể về sự quan phòng của
Thiên Chúa
Suốt 36 năm qua, từ 1985
đến nay (2021), có thể nói tôi làm khá nhiều nghề, nếu kể hết ra đây các trường
hợp chuyển nghề, hết nghề này đến nghề khác, thì rất dài dòng… Nói chung, không
có nghề nào tôi làm mà kéo dài quá lâu. Khi nghề này bắt đầu hết việc hay trở
nên khó khăn thì tự nhiên lại có người nhờ tôi làm việc khác.
Tóm lại, suốt thời gian dành hết thì giờ cho việc «tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài trước đã», tôi dường như hoàn toàn không phải lo lắng gì đến đời sống vật chất của tôi và gia đình. Quả thật, suốt 36 năm qua, tôi không hề phải xin việc mà vẫn luôn luôn có việc làm để đủ tiền chi phí cho cuộc sống cả gia đình, kể cả khi tôi ra hải ngoại. Nhờ không phải dành quá nhiều thì giờ và đầu óc cho việc sinh sống nuôi gia đình, tôi mới có điều kiện để dành rất nhiều thì giờ cho việc tông đồ, từ việc giúp ca đoàn, dạy giáo lý, làm huynh trưởng hội đoàn, đến việc viết sách, viết báo, viết bài về linh đạo trên mạng, dạy triết cho các tu viện... song song với việc tìm hiểu các tôn giáo với tư cách hành giả (17).
(17) Xem
lại footnote 3.
Những chứng nghiệm cụ thể
nói trên trong đời sống khiến tôi ngày càng tin tưởng mạnh mẽ vào sự quan phòng
của Thiên Chúa trong đời sống của tôi. Phải nói rằng một cách nào đó, giữa
Thiên Chúa và tôi có một «hợp đồng»
mà tôi đã ký kết với Thiên Chúa khi cầu nguyện. Trong đó, phần tôi thì ưu tiên
cho việc «lo tìm Nước Thiên Chúa và sự
công chính của Ngài», còn phần Ngài thì thực hiện phần sau là «mọi sự khác Ngài sẽ ban cho sau». Và
cũng phải nói rằng tôi đã hết mình làm phần của tôi, và Thiên Chúa không bao
giờ làm sai phần của Ngài. Tôi nghĩ rằng những người khác nếu cũng có một «hợp đồng» với Thiên Chúa như thế, và nếu
họ không lỗi hợp đồng, thì chắc chắn Thiên Chúa Quan Phòng cũng không bao giờ
kém lòng trung thành của họ.
Chính vì có chứng nghiệm rõ
rệt về sự Quan phòng của Thiên Chúa trong đời sống mình mà tôi dám dấn thân làm
những gì lương tâm và tình yêu đòi hỏi, bất chấp nguy hiểm như tù tội, bị khủng
bố, hay gia đình bị phiền nhiễu. Tôi dám làm, vì tôi biết điều tôi làm hợp với
thánh ý Thiên Chúa và Ngài sẽ luôn luôn bảo vệ, lo lắng cho tôi. Chẳng hạn tôi
đã từng đấu tranh rất mạnh mẽ cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền, cho công bằng
xã hội, bất chấp mọi bất trắc (18),
nhưng cho tới nay, tôi vẫn được Thiên Chúa bảo vệ an toàn.
(18) Tôi
bắt đầu lên tiếng đấu tranh cho tự do tôn giáo vào tháng 2 năm 2001, và sau đó
cho nhân quyền, cho dân chủ… Do đấu tranh khá mạnh mẽ, tôi đã được Tổ chức Mạng
Lưới Nhân quyền ở Nam Cali trao giải Nhân quyền 2006 và Tổ chức Human Rights
Watch ở
Qua bài viết này, tôi muốn
chia sẻ với độc giả những gì tôi chứng nghiệm về sự quan phòng rất cụ thể của
Thiên Chúa trong đời sống của tôi kể từ khi tôi dám thử phó thác hoàn toàn đời
sống mình cho Thiên Chúa và sống theo thánh ý của Ngài, theo sự đòi hỏi của
chân lý, công lý và tình yêu.
Niềm tin được chứng nghiệm
giúp giải quyết mọi lo âu,
sống thanh thản, hạnh phúc
Điều lợi lớn nhất mà chứng
nghiệm này đem lại cho tôi, chính là niềm tin mạnh mẽ vào tình yêu và quyền
năng của Thiên Chúa, Ngài luôn biểu lộ tình yêu chăm sóc của Ngài qua mọi biến
cố trong cuộc đời tôi. Nhờ tin mạnh mẽ như thế, tôi được giải thoát khỏi mọi lo
lắng, buồn khổ của cuộc đời. Khi gặp một điều gì đáng lo ngại, tôi phó thác
chuyện ấy cho Thiên Chúa, để mặc Ngài giải quyết cách nào tuỳ theo ý Ngài. Và
tôi biết dù Ngài giải quyết cách nào, thì cách ấy chắc chắn cuối cùng đều có
lợi cho tôi, cho dù cách ấy có đem lại mất mát hay có vẻ bất lợi cho tôi. Đối
với những tai nạn hay đau khổ xảy tới, tôi luôn luôn nhìn nhận mọi sự xảy ra,
dù chỉ là «một sợi tóc trên đầu rụng
xuống», đều không ngoài thánh ý Ngài (x. Lc 21,18). Mà thánh ý Ngài chính
là điều quan trọng nhất mà tôi phải đón nhận và thực hiện trong cuộc đời: «Chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy,
Ðấng ngự trên trời, mới vào được Nước Trời mà thôi» (Mt 7,21). Tôi cũng tin
vào lời của Thánh Phaolô: «Thiên Chúa
khiến mọi sự xảy ra đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người...» (19)
(Rm 8,28). Một khi đã thật sự phó thác, tôi bắt đầu an tâm, không còn lo lắng
gì nữa. Đức tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa giúp tôi «Quẳng gánh lo đi mà vui sống» hữu hiệu hơn những phương thức mà
Dale Carnegie đề nghị trong cuốn sách của ông.
(19) Tôi thích một kiểu dịch tiếng Anh của câu này là «God makes all His works corporate together for the good of those who love God...» (= Thiên Chúa khiến mọi việc Ngài làm kết hợp lại với nhau đều ích lợi cho những ai yêu mến Ngài). Tôi quan tâm tới hai chữ corporate together (kết hợp lại với nhau), nghĩa là nếu xét từng chuyện riêng lẻ xảy đến thì có những chuyện bất lợi, nhưng kết hợp tất cả lại thì đều lợi ích cho ta. Dịch như thế phù hợp hơn với bản Vulgata «scimus autem quoniam diligentibus Deum omnia cooperantur in bonum his qui secundum propositum vocati sunt sancti»
Rất mong bài chia sẻ này
giúp ích phần nào cho đời sống tâm linh của người đọc.
Lễ
Thanksgiving,
Houston, ngày 25/11/2021
Nguyễn Chính Kết
([3]) Trong việc tìm hiểu các tôn giáo khác, tôi chủ trương tìm hiểu theo kiểu hành giả chứ không theo kiểu học giả. Tìm hiểu theo kiểu hành giả là vừa tìm hiểu triết lý hay giáo thuyết của tôn giáo ấy vừa thật sự sống chính giáo thuyết ấy. Khó có thể thật sự hiểu được một tôn giáo chỉ bằng cách đọc sách, trao đổi, tranh luận mà không thật sự sống đúng theo tinh thần của tôn giáo ấy. Nếu thần học Kitô giáo được xây dựng trên triết lý Tây Phương, thì các tôn giáo khác, vốn xuất phát từ Á Châu, được xây dựng trên triết lý Đông Phương, nên muốn tìm hiểu các tôn giáo ấy thì cũng phải thấm nhuần triết Đông. Vì thế, trong việc đi tìm chân lý để sống, tôi đã dành hàng chục năm để tìm hiểu Triết Đông, Triết Ấn, Triết Lão Trang, rồi Ấn giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, cả đạo Tin Lành song song với việc đọc Kinh thánh.
([4]) Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tại số 120 Hồng Bàng, phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh, chuyện trị các loại bệnh lao.
([5]) Bệnh lao phổi của tôi khỏi luôn từ đó cho đến tháng 5 năm 2007, nghĩa là khoảng 20 năm sau, khi tôi đang du lịch bên Canada thì bệnh lao của tôi trở lại, khiến tôi phải điều trị tại Canada 6 tháng trước khi về lại Hoa Kỳ.
([6]) Tôi không cho chức linh mục là một lý tưởng, mà linh mục chỉ là một phương thế tốt để thực hiện lý tưởng tông đồ mà thôi. Tốt thế nào còn tuỳ thuộc vào người thực hiện lý tưởng hơn vào phương thế thực hiện. Do đó, sau khi từ bỏ con đường tiến tới linh mục vào năm 1978, thì cho tới nay, tôi vẫn giữ vững và thực hiện lý tưởng tông đồ trong đời sống giáo dân của tôi. Và tôi đã dành khá nhiều tâm huyết và thì giờ cho công việc tông đồ của tôi.
([7]) Khi dạy giáo lý, khi làm huynh trưởng trong các hội đoàn hay dạy triết trong các tu viện, tôi luôn luôn trình bày mọi sự theo quan điểm của Giáo Hội, mặc dù trong tư tưởng, tôi vẫn tự do suy nghĩ theo lương tri của tôi vốn khác với quan điểm của Giáo Hội trong một số vấn đề.
([8]) Thời Linh mục Huỳnh Công Minh và Linh mục Nguyễn Văn Khảm quản nhiệm Nhà Thờ Chính Toà, một số anh em «tu ra» được mời gọi thành lập Ban Mục Vụ Gia Đình cho giáo xứ. Ban này có một văn phòng riêng tại nhà xứ. Ban Mục Vụ Gia đình phụ trách việc tư vấn về gia đình, tham gia dạy giáo lý trong các Khoá Dự Bị Hôn Nhân do giáo xứ Chính Toà tổ chức (và cũng tham gia dạy giáo lý hôn nhân tại một số giáo xứ khác khi được mời), v.v...
([9]) Couples For Christ (Gia Đình Cùng Theo Chúa // Các Cặp Gia Đình Sống Cho Đức Kitô) là một phong trào (movement) nhằm canh tân và củng cố đời sống gia đình Kitô hữu. Được thành lập ở Manila năm 1981 từ một nhóm 16 cặp vợ chồng Kitô hữu muốn sống Tin Mừng và loan báo Tin Mừng cho các cặp vợ chồng khác bằng cách qui tụ họ lại với nhau tại tư gia. Ngày 25/4/2005, Phong trào được Tòa thánh chính thức công nhận là một hiệp hội giáo dân được phép hoạt động trong toàn Hội thánh. Vợ chồng tôi là một trong 4 cặp đầu tiên tại Việt Nam tham gia Phong trào này cùng với các cặp Tạ Đình Vui, Đỗ Văn Lộc, Nguyễn Hùng Cường. Sau đó, 4 cặp này đã đến các giáo phận để phổ biến và thành lập các nhóm gia đình theo linh đạo này.
([10]) Hội Kolping (Hội Khôi Bình) là một hiệp
hội Công giáo được thành lập tại Đức năm 1849 do linh mục Adolph Kolping (được
Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong chân phước năm 1991). Mục đích của Hội nhằm
thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và gia đình. Linh đạo này được Linh mục
Robert Henrich đem đến Việt
([11]) Điển hình như trang https://1234chiase.blogspot.com/; http://nguyenchinhket0.blogspot.com/2008/02/cac-bai-viet-tam-linh-ton-giao.html;
https://www.youtube.com/playlist?list=PLV5k4sBhQLw5lOD3zUW35x-n9Aw6wUmo-
.
([13]) Anh Ngọc làm sơn chống hà bằng cách dùng đồng để chế tạo sulfat đồng pha với sơn. Con hà, thường bám vào thuyền và đục thủng thuyền, nếu thuyền được sơn bằng sơn có sulfat đồng, thì con hà bám vào thuyền sẽ chết.
([14]) Chính anh Nguyễn Trí Dũng (Lớp Ex Luro) giới thiệu tôi về ca đoàn này để làm ca trưởng thay cho anh, vì anh còn làm ca trưởng ở một vài xứ khác. Sau tôi là anh Nguyễn Văn Hưng (sau làm linh mục tại giáo xứ Hà Nội, Hố Nai, nhưng đã qua đời).
([15])
Hiện nay, gia đình anh Út (tôi không
biết tên đầy đủ) đang sống tại
([16]) Linh mục Nguyễn Thái Hợp, một giáo sư thần học tại Peru Nam Mỹ, lúc ấy đang hợp tác với nhà thần học Gustavo Gutiérrez, một linh mục dòng Đaminh ở Pêru. Năm 2004, cha trở về Việt Nam làm giám đốc học vụ cho tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, rồi năm 2010 trở thành Giám mục giáo phận Vinh, và năm 2018 trở thành Giám mục đầu tiên của giáo phận Hà Tĩnh mới được thành lập.
([18])
Tôi bắt đầu lên tiếng đấu tranh cho tự
do tôn giáo vào tháng 2 năm 2001, và sau đó cho nhân quyền, cho dân chủ… Do đấu
tranh khá mạnh mẽ, tôi đã được Tổ chức Mạng Lưới Nhân quyền ở Nam Cali trao
giải Nhân quyền 2006 và Tổ chức Human Rights Watch ở
([19]) Tôi thích một kiểu dịch tiếng Anh của câu này là «God makes all His works corporate together for the good of those who love God...» (= Thiên Chúa khiến mọi việc Ngài làm kết hợp lại với nhau đều ích lợi cho những ai yêu mến Ngài). Tôi quan tâm tới hai chữ corporate together (kết hợp lại với nhau), nghĩa là nếu xét từng chuyện riêng lẻ xảy đến thì có những chuyện bất lợi, nhưng kết hợp tất cả lại thì đều lợi ích cho ta. Dịch như thế phù hợp hơn với bản Vulgata «scimus autem quoniam diligentibus Deum omnia cooperantur in bonum his qui secundum propositum vocati sunt sancti»
Comments
Post a Comment