Posts

Tiếng nói vô thanh

Image
Tiếng nói vô thanh Muốn nghe rõ Tiếng Nhiệm Mầu, Thiên Cơ phải nhớ làu làu chớ sai. Đối với cảnh bề ngoài không nhiễm, Soi trong tâm mà nghiệm từng ly, Vọng tâm hễ dấy một khi, Muôn điều huyền vọng nối đi từng bè. Vì tâm vọng làm che bản thể, Nguời tu hành phải chế cái tâm, Đuổi theo tâm vọng là lầm, Những điều trong mộng không cầm được lâu. Cõi nhân thế là trường buồn bã, Qua chốn nầy tới chỗ quang minh, Tới miền chí túy, chí linh, Tới miền sáng suốt, anh minh vô ngần. Con muốn hiểu chân tâm huyền diệu, Thời bắt đầu hãy hiểu thân con, Thân con muốn hiểu vuông tròn, Thì lòng nhân ngã đừng còn mảy may. Như chim nọ cao bay lừng lựng, Nhẹ nhàng thay khi chúng vô sanh, Tham thiền đúng chỗ mối manh, Tức là trí huệ rành rành mở ra. Không ham sống mới là thiệt sống, Nhẹ sắc thân là nhẹ pháp luân, Con ơi trong cõi hồng trần, Trăm phần ô trược, trăm phần tối tăm. Còn hạ giới dễ lầm ma chướng, Thấy bông hoa mà chuộng là nguy, Chỉ miền Thượng giới quang huy, Trí...

«Nhân» và «duyên» của sự sống đời đời

Image
« Nhân » và « duyên » của sự sống đời đời     1. Lý thuyết « nhân » và « duyên » M uốn có được cây lúa, điều tối quan trọng là phải có hạt giống lúa, đó chính là « nhân » để có « quả » là cây lúa. Nhưng hạt lúa không thể nảy mầm và phát triển nếu không có những điều kiện thuận lợi như: đất tốt, nước, nhiệt độ, ánh sáng, hoặc phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, v.v… Những điều kiện ấy, triết lý Á Đông gọi là « duyên » (Triết Tây gọi « duyên » là « secondary causes », còn « nhân » là « primery cause »). Nếu những điều kiện để phát triển ấy cho dù hết sức thuận lợi mà không có hạt giống lúa thì cũng không bao giờ có được cây lúa. Như vậy, phải hội đủ cả « nhân » và « duyên » thì mới có thể sinh ra « quả » mong muốn. S ự thánh thiện hay sự sống đời đời cũng phải hội đủ hai yếu tố « nhân » và « duyên » mới thành tựu được. Cả hai yếu tố đều quan trọng không thể thiếu. Nhưng giữa hai yếu tố ấy, thì « nhân » quan trọng hơn « duyên » rất nhiều. Thiếu « duyên » thì « nhân » khó phát triển...